Chăm sóc mai vàng trong giai đoạn tháng 7 đến tháng 10 là bước đệm quan trọng để cây phát triển, cây mai đủ dưỡng chất, dinh dưỡng để tạo nụ chất lượng → tạo nên cây mai vàng lí tưởng do dịp Tết đến Xuân về. Hôm nay hãy cùng tìm hiểu về cách chăm sóc mai trong giai đoạn này nhé!
2 Giai Đoạn Chăm Sóc Mai Vàng
Chăm Sóc Mai Vàng giai đoạn tháng 7, tháng 8 âm lịch
Thời gian tháng 7 – tháng 8 âm lịch thường có mùa mưa kéo dài nhất trong năm, giai đoạn này được xem là thời kì cây mai phát triển nụ
Do đó, trồng và chăm sóc mai vàng trong giai đoạn này bà con cần lưu ý như sau:
Nếu trồng cây mai ngoài trời, thì nên có mái che hoặc sử dụng lưới dệt kim đài loan để giảm bớt lượng nước mưa rớt xuống cây → tránh làm ứ đọng, ngập nước và thối rễ
Nên sử dụng tấm phủ gốc cây để vừa chống cỏ mọc, ngăn các con côn trùng trong đất tấn công trong mùa mưa và bảo vệ xung quanh gốc mai được sạch sẽ, thẩm mĩ hơn
Ngoài ra, bà con cũng cần hắc sáng vào cây mai hoặc dùng bóng đèn để kích thích quá trình quang hợp cho cây mai
Nhện đỏ sẽ thường tấn công mai vàng khi gặp tiết trời ẩm ương (nhiều ẩm), đồng thời các loại nấm và sâu bệnh khác cũng sẽ phát triển mạnh, vì vậy trong giai đoạn này bà con cần kiểm tra thường xuyên để có thể phòng bệnh hiệu quả, tránh làm giảm năng suất của cây
Xem thêm cách chăm sóc mai vàng mới trồng nhanh lớn không sâu bệnh
Lưu ý: Nếu trồng mai vàng trong chậu nhựa trồng cây, thì giai đoạn tháng 7, 8 bà con nên tập trung vào việc chăm sóc, kiểm soát sâu bệnh cho cây thay cho việc cắt tỉa cành
Chăm Sóc Mai Vàng giai đoạn tháng 9, tháng 10 âm lịch
Thời điểm này là đã bắt đầu xuất hiện gió đông về, cây mai sẽ có biểu hiện rụng lá dần, tuy nhiên, lá mai rụng dần hết thì hoa cũng sẽ nở, vậy phải làm sao để chăm sóc mai vàng nở đúng Tết nguyên đán?
Xem thêm Cách phòng và trị sâu ăn lá mai vàng hiệu quả nhất
Việc cần làm chính là: giữ cho bộ lá của cây mai vàng luôn trong trạng thái xanh mởn đến giữa tháng chạp (tháng 12 âm lịch)
Để chăm sóc mai vàng được như thế, bà con cần phải:
Giảm hàm lượng dinh dưỡng trong phân bón cho cây mai
Sử dụng khoản 20-30% lượng NPK và dynamic (như chăm trong giai đoạn sau tết)
Tưới nước điều đăn 2 tuần/lần
Đối với những cây mai vàng đã cho nụ, thì bà con giảm hoặc ngưng hẳn lượng kali trong giai đoạn này, vì phân kali sẽ kích thích cây mai ra hoa sớm
Tìm hiểu thêm Kỹ thuật cắt tỉa, xả tàn mai vàng sau tết giúp mai phục hồi và phát triển tốt
Hơn nửa, bà con cần chú ý về độ phân tán của cành/lá mai trong giai đoạn này:
Nếu cây mai vàng có quá ít lá, thi sau giai đoạn tháng 10 (khi lượng mưa ngưng hẳn/hoặc giảm) thì cây sẽ rụng hết lá và ra hoa sớm
Nêu cây mai có quá nhiều lá, cành xum xuê thì cây sẽ bị phân tán chất dinh dưỡng → khó đâm thêm cành mới, ra ít nụ hơn, nụ hoa nhỏ không chất lượng,…
⇒ Cần phải điều chỉnh cành/tán lá cho phù hợp với từng vùng miền khi chăm sóc mai vàng nhé!
Mẹo nhỏ mách cùng bà con, nếu cây mai có ít lá hãy bón thêm NPK 20-20-10 để kích thích lá non và làm chậm quá trình nở hoa
Bên trên là các chia sẻ để chăm sóc cây mai vàng trong giai đoạn tháng 7 đến tháng 10 âm lịch mỗi năm để bà con cùng tham khảo và có những bước chuẩn bị tốt nhất cho vụ mai tết sắp đến, hy vọng mang đến những kinh nghiệm hữu ích cho bà con trong quá trình trồng mai tết năm này